Chuyển đổi số được xem là bước phát triển tiếp theo của quá trình tin học hóa hay còn gọi là ứng dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao hơn trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các nền tảng công nghệ số và dữ liệu số. Đó là quá trình ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để tạo ra giá trị mới dựa trên các đột phá về nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Đây là bước tiến mới, là xu thế chung của toàn cầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mà nhiều người thường gọi là cuộc các mạng 4.0.
Ban chỉ đạo huyện Cái Nước tham dự hội nghị trực tuyến Chuyển đổi số tỉnh Cà Mau
Thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh uỷ Cà Mau và Đề án của UBND tỉnh, về chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Huyện uỷ, UBND huyện cái Nước đã ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện với mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành về chính quyền số, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân trên môi trường số; tiến tới nâng cao chất lượng và hiệu qủa hoạt động trên ba trụ cột chính là xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số văn minh, hiện đại.
Cái Nước ra mắt Chợ 4.0 nhân ngày Chuyển đổi số quốc gia
Trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin gắn với nhiệm vụ hoạt động của ngành, hiện nay các phòng, ban ngành huyện, trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, bước đầu đã có sự thay đổi nhận thích để thích ứng với chương trình mục tiêu chuyển đổi số quốc gia. Tiên phong trao quá trình thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện là Công an huyện Cái Nước trong việc thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về Đe án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đến nay, huyện Cái Nước đã thành lập 12 Ban chỉ đạo của huyện và các xã, thị trấn, cùng 93 Tổ ở các ấp, khóm. Về hạ tầng phục vụ chuyển đổi số, huyện đã lắp đặt 13 đường truyền internet tốc độ cao và thiết bị bảo mật tường lửa cùng nhiều thiết bị máy tính chuyên dùng; riêng Công an huyện và các xã thị trấn được trang bị máy quét làm thủ tục cấp căn cước công dân.
Nhân viên VNPT Cái Nước - Phú Tân hướng dẫn cài đặt ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chợ Cái Nước
Đại tá Nguyễn Văn Minh, Trưởng Công an huyện Cái Nước cho biết kết quả bước đầu trong việc tích hợp các thông tin, giấy tờ cá nhân vào cơ sở dự liệu quốc gia. Cụ thể: Việc giải quyết thủ tục hành chính theo dịch vụ công trực tuyến trên phần mềm một cửa điện tử có quy trình nội bộ và quy trình liên thông đã được hoàn thiện, cán bộ công chức khôg ncần phải xử lý giấy tờ bên ngoài. Trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công dân chỉ cần sử dụng Căn cước công dân và định danh điện tử VneID có thể tham gia các giao dịch liên quan đến thủ tục hành chính, trong đó có Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế phục vụ khám chữa bệnh, Giấy phép lái xe,…
Cùng với Công an huyện, Bảo hiểm xã hội huyện Cái Nước cũng đã nỗ lực cập nhật thông tin của người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các thông tin có liên quan tích hợp lên công thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia. Đến cuối năm 2022, Bảo hiểm xã hội huyện Cái Nước đã thực hiện hoàn thành việc cập nhật thông tin đạt hơn 82% cơ sở dữ liệu so với số người tham gia Bảo hiểm xã hội, BHYT trên địa bàn huyện. Qua đó, 100% cơ sở y tế công lập thực hiện khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế đều đã thực hiện quét mã để cập nhật thông tin về bảo hiểm y tế và thông tin có liên quan đến cá nhân mà không cần phải sử dụng hồ sơ giấy. Ông Nguyễn Phương Đông, Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Cái Nước cho biết.
Thông qua việc cấp thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử được tích hợp dữ liệu định danh điện tử mức độ 2 của ngành Công an, sẽ mang lại nhiều tiện ích cho công dân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, đặc biệt là trong hoạt động khám chữa bệnh.
Cùng với sự nỗ lực của các ngành chức năng trong việc cập nhật, tích hợp thông tin dữ liệu cá nhân lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, các đơn vị kinh doanh, quản lý tiền tệ như Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Chi nhánh Kho bạc huyện cũng đã thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt.
Bệnh nhân đến khám bệnh Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa Cái Nước có thể quét mã Căn cước công dân, không phải sử dụng hồ sơ giấy
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các chợ đầu mối trong huyện, hệ thống các nhà mạng cũng đã hướng dẫn cho hàng ngàn cơ sở kinh cài đặt ứng dụng quét mã để thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán hàng hoá. Tuy chưa phải là phổ biến, nhưng hiện tại một bộ phận không nhỏ nhân dân đã được tiếp cận và từng bước thích ứng.
Trên nền tảng có được, huyện Cái Nước sẽ đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong năm 2023, trước nhất là tạo sự chuyển biến toàn diện trong hệ thống chính trị; phấn đấu đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Về phát triển Kinh tế số, 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận với nền tảng chuyển đổi số; 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Huyện sẽ phối hợp với các nhà mạng phát triển hạ tầng mạng cáp quang băng thông rộng phủ 100% trường học, bệnh viện và trên 80% hộ gia đình trên địa bàn; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được tiếp cận kỹ năng số cơ bản đạt 70%, trên 80% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản và tham gia giao dịch thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẩy mạnh hoạt động không dùng tiền mặt trong giao dịch
Đề cập đến việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2023 và những năm tiếp theo, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước cho rằng: Nơi nào, đơn vị lãnh thủ trưởng quan tâm thì ngành, lĩnh vực đó việc chuyển đổi số có chất lượng. Vì vậy, dựa vào Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Đề án của UBND tỉnh và Kế hoạch chuyển đổi số của Huyện uỷ, UBND huyện, các ngành, các đơn vị phải vào cuộc một cách mạnh mẻ trong chuyển đổi số. Mình phải đi trước để định hướng, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia; từ đó tạo bước đột phát trong việc xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số được thuận lợi hơn và tốt hơn, nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển nhanh hơn. Trong xu thế này, nếu một quốc gia, địa phương, đơn vị nào không chủ động nắm bắt và thích ứng, chắc chắn sẽ bị tụt hậu. Do vậy, để chuyển đổi số thành công, sử năng động, trách nhiệm, tiên phong của người đứng đầu giữ vai trò quyết định.
Chuyển đổi số là một chủ trương lớn, được ví như một cuộc cách mạng góp phần làm thay đổi, tạo sự chuyển biến toàn diện, mạnh mẻ trên tất cả các lĩnh vực; là xu thế tất yếu của thời đại. Do vậy, để thực hiện chuyển đổi số thành công, ngoài sự nỗ lực quyết tâm trong hệ thống chính trị, vai trò chủ công của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hơn lúc nào hết, mổi người dân cần thay đổi suy nghĩ, nhận thức và hành động để từng bước tiếp cận và thích ứng, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẻ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không để bất cứ ai phải ở lại phía sau./.