image banner
ĐẢNG BỘ, DÂN VÀ QUÂN HUYỆN CÁI NƯỚC QUYẾT TÂM THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN  KINH TẾ XÃ HỘI VÀ QUỐC PHÒNG AN NINH NĂM NĂM 2024!

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thông tin chuyên đề

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA HĐND HUYỆN”
Màu chữ

Trong những năm qua, vai trò của HĐND ngày càng được khẳng định, hoạt động của HĐND có nhiều đổi mới, hiệu quả được nâng lên, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Trong đó, hoạt động giám sát là một trong hai chức năng chính và giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của HĐND.

Ông Trần Quốc Kỳ, Phó Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện Cái Nước khoá XI

 

Thưa các đồng chí và quý vị đại biểu!

Hoạt động giám sát là một trong hai chức năng cơ bản, quan trọng của Hội đồng nhân dân các cấp với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng là quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương. Hội đồng nhân dân thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương và việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình. Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, đặc biệt là Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ra đời năm 2015, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, đưa hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp đi vào nền nếp, đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. Theo đó, Luật đã quy định khá cụ thể về chủ thể, thẩm quyền, đối tượng và phương thức giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp. Thực tiễn hoạt động của HĐND huyện trong những năm qua cho thấy, Thường trực, hai ban, các Tổ đại biểu HĐND huyện đã có nhiều cố gắng để tăng cường công tác giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương, đặc biệt là các cuộc giám sát chuyên đề mang tính chuyên sâu.

Hằng năm, Thường trực, hai ban HĐND huyện tổ chức giám sát từ 5 - 6 chuyên đề, tập trung vào những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, cử tri và đại biểu HĐND quan tâm. Ngoài những nội dung nghị quyết đã được thông qua tại kỳ họp, nếu có phát sinh thêm những vấn đề mới nổi cộm ở địa phương, cần thiết phải giám sát, Thường trực HĐND giám sát hoặc phân công hai ban HĐND bổ sung vào chương trình, tiến hành giám sát và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất.

Để có những cuộc giám sát đảm bảo chất lượng thì trước hết phải lựa chọn thời gian tiến hành phù hợp, thuận lợi cho cả Đoàn giám sát và cơ quan, đơn vị được giám sát. Tùy theo từng nội dung giám sát, có thể mời một số lãnh đạo của các đơn vị trên một số lĩnh vực công tác cụ thể liên quan với nội dung giám sát tham gia và đề nghị các Tổ đại biểu HĐND cùng phối hợp giám sát.

Kết thúc mỗi đợt giám sát, các Đoàn giám sát đều có báo cáo kết quả giám sát gửi đến UBND huyện và các đơn vị chịu sự giám sát, các cơ quan liên quan. Báo cáo kết quả giám sát nêu rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, qua đó có các kiến nghị cụ thể, xác đáng đối với UBND và cơ quan được giám sát khắc phục hạn chế nhằm thực hiện tốt hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết của HĐND.

Sau mỗi đợt giám sát, vấn đề được quan tâm là theo dõi tình hình thực hiện các kiến nghị của các cơ quan chuyên môn liên quan. Đối với những cơ quan chậm xử lý đã có công văn nhắc nhở, đôn đốc kịp thời hoặc báo cáo với Thường trực HĐND huyện, kiến nghị với UBND qua hội ý giao ban hàng tuần, các cuộc họp Thường trực HĐND thường kỳ hàng tháng để chỉ đạo các ngành chức năng xem xét giải quyết. Vì vậy, nhiều kiến nghị qua giám sát đã được các cơ quan hữu quan tiếp thu, điều chỉnh và tổ chức thực hiện.

Thưa các đồng chí và quý vị đại biểu !

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND, hai Ban, các Tổ đại biểu HĐND huyện gặp không ít những khó khăn, hạn chế nhất định, đó là:

- Giám sát chuyên đề thường do Thường trực, hai Ban HĐND thực hiện, các Tổ đại biểu chỉ tham gia cùng Đoàn, chưa có chủ trì để thực hiện.

- Nghị quyết về Chương trình giám sát được ban hành vào kỳ họp giữa năm trước nên một số chuyên đề chưa mang tính cấp thiết, sát thực tế.

- Hoạt động giám sát chưa nhiều và chưa giám sát sâu vào một số lĩnh vực, như: quản lý, sử dụng đất đai, quản lý xây dựng và đầu tư XDCB, tiến độ và chất lượng công trình, sử dụng vốn, thu chi ngân sách, CCHC…

- Trong giám sát chưa có biện pháp hiệu quả để phát hiện ra được hết những vấn đề hạn chế mà đơn vị chịu sự giám sát không báo cáo. Có nội dung qua giám sát phát hiện chưa thực hiện tốt cần khắc phục, chấn chỉnh được đoàn giám sát lưu ý đã được các ngành quan tâm, nhưng giải quyết còn chậm trễ, nhất là việc thông tin phản hồi chưa đầy đủ, kịp thời.

- Công tác kiểm tra sau giám sát chưa thường xuyên. Một số kiến nghị, kết luận sau giám sát chưa được UBND và các ngành chức năng xem xét, giải quyết...

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do thành viên hai Ban, các Tổ đại biểu HĐND đều hoạt kiêm nhiệm, chỉ có 02 Phó ban cấp huyện hoạt động chuyên trách, áp lực công việc nhiều nên thời gian dành cho nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ nhiệm vụ giám sát còn hạn chế. Nhiều lĩnh vực giám sát cần trình độ chuyên sâu thì thiếu đại biểu HĐND đảm nhiệm.

Thưa các đồng chí và quý vị đại biểu !

Từ thực tiễn hoạt động, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện rút ra một vài kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề như sau:

Thứ nhất, việc chọn chủ đề giám sát phải thiết thực và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương trong từng thời điểm; được các cấp, các ngành và dư luận xã hội quan tâm. Muốn vậy, các đại biểu HĐND phải thường xuyên thu thập, tích lũy và phân tích các nguồn thông tin nhiều chiều liên quan; xem xét, đánh giá vấn đề thận trọng, khách quan, phù hợp với tình hình và dự báo xu hướng phát triển của vấn đề. Trên cơ sở đó, xác định đúng những vấn đề quan trọng và bức xúc cần tổ chức giám sát, nhất là những chủ trương, nghị quyết còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, những vấn đề khi thực hiện sẽ gặp những khó khăn, bất cập liên quan trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Không nên chọn chủ đề quá rộng và việc xử lý những khó khăn, vướng mắc lại không thuộc thẩm quyền và khả năng của địa phương.

Thứ hai, kế hoạch giám sát, nhất là nội dung giám sát phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm của chủ đề giám sát; nội dung yêu cầu báo cáo phải được xây dựng chi tiết, dễ hiểu, nêu rõ những nội dung, số liệu hoặc thông tin cần được cung cấp…; mốc thời gian yêu cầu báo cáo và thời điểm gửi báo cáo phải hợp lý để cơ quan chịu sự giám sát đủ điều kiện chuẩn bị, đáp ứng đúng theo yêu cầu của đoàn giám sát. Việc chọn thời điểm giám sát phải phù hợp với yêu cầu giám sát, với khả năng đáp ứng của cơ quan chịu sự giám sát, đồng thời cũng cần bảo đảm tính thời sự của vấn đề.

Thứ ba, chọn đối tượng chịu sự giám sát phải vừa mang tính tổng hợp, vừa mang tính điển hình cho chủ đề giám sát. Vừa giám sát cơ quan quản lý chung để có cơ sở đánh giá tổng quát tình hình, vừa giám sát đối tượng trực tiếp thực hiện hoặc chịu tác động của vấn đề để làm cơ sở xem xét, đánh giá kết quả việc tổ chức thực hiện. Đối với những cuộc giám sát về một vấn đề cụ thể thì không nhất thiết phải chọn đủ các đối tượng nói trên.

Thứ tư, thành phần đoàn giám sát phải tinh gọn. Tùy theo từng chủ đề, có thể mời đại diện các ban liên quan của HĐND, đại diện những ngành, những cá nhân có năng lực, kinh nghiệm, am hiểu sâu về lĩnh vực đó tham gia. Ngoài ra, nên mời đại diện lãnh đạo của UBND và UBMTTQ Việt Nam cùng cấp tham dự.

Thứ năm, qua giám sát phải đánh giá đúng thực trạng tình hình, các kiến nghị phải phù hợp với các văn bản pháp luật và có tính khả thi. Muốn vậy, phải nắm chính xác, đầy đủ những văn bản hiện hành và tình hình thực tế liên quan để làm cơ sở so sánh, đối chiếu. Mặt khác, sau giám sát, phải kiên trì đôn đốc, theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan. Đối với những kiến nghị chậm được thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi, đến chốn, thì có tái giám sát hoặc đưa ra chất vấn tại kỳ họp HĐND…

Thưa các đồng chí và quý vị đại biểu !

Từ những kinh nghiệm, những kết quả đạt được và những khó khăn, hạn chế trong hoạt động giám sát chuyên đề của Thường trực, hai Ban, các Tổ đại biểu HĐND trong thời gian qua. Ban Kinh tế - Xã hội HĐND huyện xin trao đổi một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề của Thường trực, hai ban và Tổ đại biểu HĐND trong thời gian tới như sau:

Một là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động của HĐND, đặc biệt là quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ có năng lực, bảo đảm các chức danh trong HĐND tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ. Tăng số lượng cấp ủy viên cùng cấp trong Thường trực và hai ban HĐND.

Hai là, cần quy định biện pháp chế tài cụ thể để đảm bảo các kiến nghị sau giám sát của các cơ quan chức năng của Hội đồng nhân dân các cấp được các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp thu, chấn chỉnh một cách nhanh chóng, kịp thời, tránh tình trạng nhắc đi nhắc lại nhiều lần như hiện nay.

Ba là, ngoài việc được tập huấn chung vào đầu các nhiệm kỳ, cần tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu cần thiết theo từng lĩnh vực để đại biểu Hội đồng nhân dân, nhất là hai Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện tốt hơn chức năng giám sát của mình./.

Bản đồ hành chính

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Tin vắn

NÔNG DÂN CÁI NƯỚC THU HOẠCH XONG 1.200 HA LÚA

XÃ HƯNG MỸ TỔNG KẾT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT NĂM 2024

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CAO ĐIỂM ĐẢM BẢO ANTT TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ 2025

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN Ý KIẾN CỦA BÍ THƯ TỈNH ỦY VỀ XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT

NĂM 2024, HUYỆN ỦY CÁI NƯỚC THỰC HIỆN ĐẠT VÀ VƯỢT 13/14 CHỈ TIÊU

TIN BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG (CƠN BÃO SỐ 10)

PHỤ NỮ PHÚ HƯNG TÍCH CỰC THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

THANH NIÊN LÊ TRỌNG TÍNH KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG TỪ MÔ HÌNH NUÔI DẾ

CÁI NƯỚC TỔNG KẾT HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HỌC MẦM NON 2024-2025

CÔNG AN HUYỆN CÁI NƯỚC GẶP GỠ, THĂM HỎI CÁC CƠ SỞ TÔN GIÁO NHÂN DỊP LỄ GIÁNG SINH NĂM 2024

TỔNG KẾT CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, NĂM HỌC 2024-2025

CÁI NƯỚC HỌP MẶT KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

DIỄN VĂN CỦA TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM TẠI LỄ KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

TỔ CHỨC TRỌNG THỂ LỄ KỶ NIỆM 80 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN

NÔNG DÂN CÁI NƯỚC THU HOẠCH HƠN 700 HA LÚA

THEO DÕI, ỨNG PHÓ TRIỀU CƯỜNG GIÓ MẠNH, SÓNG LỚN VÀ MƯA DÔNG TRÊN BIỂN

PHỐI HỢP TỔ CHỨC “TẾT NHÂN ÁI” - XUÂN ẤT TỴ 2025

QUÂN KHU 9 KIỂM TRA CÔNG TÁC TUYỂN QUÂN TẠI HỘI ĐỒNG NVQS HUYỆN CÁI NƯỚC

CÁI NƯỚC XỬ LÝ 16 TRƯỜNG HỢP VI PHẠM KHAI THÁC THUỶ SẢN CÓ TÍNH HUỶ DIỆT

CÁI NƯỚC ĐƯỢC HỖ TRỢ KINH PHÍ HƠN 2,5 TỶ ĐỒNG XÂY DỰNG NHÀ CHO HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
  • Tất cả: 1
 

 

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước

Chịu trách nhiệm: Ông Ngô Minh Quyền - Trưởng Ban biên tập

Địa chỉ: Khóm 2 - TT Cái Nước, Cái Nước, Cà Mau

Điện thoại: 02903.883.564 - Fax: 02903.883.697 - Email: huyencainuoc@camau.gov.vn

 
Chung nhan Tin Nhiem Mang ipv6 ready