"Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động" giai đoạn 2018 – 2020 là Đề án được triển khai thực hiện lần đầu tiên ở huyện Cái Nước, nên việc thực hiện gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, với sự quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền vận động, ngành chức năng huyện thường xuyên phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tư vấn cho lao động nông thôn về một số ngành nghề mà thị trường lao động nước ngoài đang cần và các điều kiện có liên quan khác trong xuất khẩu lao động; qua đó giúp cho lao động nông thôn có cái nhìn toàn diện, chủ động lựa chọn ngành nghề đúng với năng lực, sở trường, phát huy hiệu quả tiềm năng sức lao động, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Để khuyến khích lao động nông thôn mạnh dạn đăng ký xuất khẩu lao động theo "Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động", Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi đối với người lao động, như: lao động thuộc diện gia đình có công được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, học ngoại ngữ, tiền ăn ở, đi lại trong suốt quá trình học tập. Hỗ trợ lệ phí làm hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe và hỗ trợ cho vay chi phí khi xuất cảnh. Đối với lao động không thuộc diện gia đình chính sách, sẽ được nhà nước hỗ trợ một lần các khoản chi phí ban đầu, với tổng số tiền gần 14 triệu đồng và hỗ trợ 100% chi phí xuất cảnh, theo hình thức cho vay vốn thông qua Ngân hàng chính sách xã hội.
Người thân thường xuyên thăm hỏi lao động xuất khẩu thông qua mạng xã hội một cách dễ dàng
Thông qua công tác tuyên tuyền, vận động, kết hợp với các chính sách ưu đãi của nhà nước, đến nay huyện Cái Nước đã xuất khẩu được gần 40 lao động theo "Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động". Để giúp người dân trên địa bàn huyện Cái Nước hiểu biết hơn về việc làm và mức lương khi tham gia xuất khẩu lao động, Phóng viên Đài đã trao đổi trực tuyến với Chị Nguyễn Thị Kiều Diễm , ấp Mỹ Hòa, xã Trần Thới, đang làm việc tại Công ty thực phẩm thuộc thị trường Nhật Bản cho biết: Cứ mỗi buổi sáng đến Công ty làm việc, nơi đây tổ chức tập thể dục để mở đầu một ngày mới, sao đó họ bàn giao công việc cho mình và bắt tay vào công việc thường nhật. Công việc của em chủ yếu bên khâu cắt thị, người ta đem thịt đến cứ việc cho thịt vào máy cắt đúng theo mã hàng, sau đó cho thịt vào khây để giao cho các siêu thị. Với công việc hiện tại, hàng tháng chị Nguyễn Thị Kiều Diễm được trả lương từ 25 đến 30 triệu đồng/tháng, khi trừ các khoảng chi phí sinh hoạt ở nước sở tại. Khi chúng tôi đặt vấn đề, khi hết hợp đồng lao động chị có ý định gia hạng để làm việc tiếp cho ở nước nhật hay không? Chị Nguyễn Thị Kiều Diễm chia sẻ: Bản thân rất thích ở lại làm tiếp tục làm việc, nhưng do hoàn cảnh nên hết hợp đồng sẽ trở về Việt Nam phụ giúp gia đình. Riêng các bạn trẻ đi cùng, sẽ gia hạn tiếp tục làm việc để có thu nhập cao và tranh thủ học thêm tiếng Nhật hoặc ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường. Sau khi về nước có thể xin vào làm việc một số Công ty Nhât Bản ở Việt Nam, khi mình biết thành thạo tiếng Nhật Công ty sẽ ưu tiến cho mình nhiều vị trí việc làm và được trả lương cao hơn so với những người không biết tiếng Nhật.
Đời sống các gia đình có con em xuất khẩu lao động không ngừng phát triển
Tại ấp Đồng Tâm, thị trấn Cái Nước có gia đình em Nguyễn Văn Nhân cũng tham gia xuất khẩu lao động. Trước đó, em công tác tại Văn Phòng HĐND - UBND huyện Năm Căn; nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được các cấp khen thưởng. Tuy nhiên, sau khi huyện Cái Nước triển khai "Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động", em nhận thấy đây là cơ hội mới nên mạnh dạn đăng ký và được thị trường Nhật Bản ký kết hợp đồng lao động thời hạn 3 năm. Đến nay, em đã làm việc được hơn 2 năm; đều đặn hàng tháng em gửi về cho gia đình một khoản tiền không nhỏ sau khi trừ các khoảng chi phí ở nước sở tại. Bà Nguyễn Thị Bé Hai ấp Đông Tâm, thị trấn Cái Nước mẹ em Nguyễn Văn Nhân vui mừng tâm sự: Do con bà có trinh độ tay nghề về kỹ thuật xây dựng, sau khi xuất khẩu lao động qua thị trường Nhật Bản, được bố trí làm việc lĩnh vực xây dựng cầu đường, tất cả công việc điều có máy móc hỗ trợ không phải vất vả, trung bình hàng tháng gửi về gia đình 40 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi dịp tết còn được thưởng thêm một tháng lương và khi dịch bệnh Covid - 19 ảnh hưởng đến việc làm, còn được hỗ trợ thêm một khoảng tiền không nhỏ do dịch bệnh.
Đây là hai trong nhiều lao động nông thôn ở huyện Cái Nước tham gia xuất khẩu lao động theo "Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động", có mức thu nhập cao gấp nhiều lần so với lao động ở địa phương. Theo tính toán của các gia đình có con em đi xuất khẩu lao động, sau khi làm việc hết thời hạn hợp đồng lao động, khi trở về nước sẽ tích lũy ít nhất hơn một tỷ đồng. Ông Lâm Đức Toàn Trưởng Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Cái Nước đánh giá. Hiệu quả "Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động" đạt rất cao, khi lao động đi làm việc nước ngoài đều có mức thu nhập rất cao, ban đầu có mức thu nhập cơ bản 30 đến 40 triệu đồng/tháng, đây là một khoảng tiền không nhỏ đới với lao động phổ thông, góp phần giúp cho các hộ gia đình có con em đi xuất khẩu lao động hết sức phấn khởi, vì đời sống kinh tế gia đình không ngừng được nâng cao và sẽ làm tiền đề tiếp tục thực hiện "Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động" trong những năm tiếp theo được thuận lợi hơn.
"Đề án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động", được xem như luồn sinh khí mới và cơ hội cho lao động nông thôn sớm ổn định cuộc sống và cơ hội đổi đời, bởi khi tham gia thị trường xuất khẩu lao động, tiềm năng về sức lao động được phát huy bởi lợi thế và giá trị đồng tiền được quy đổi có giá trị cao./.