CẦN CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Bác sĩ Trương Tùng Linh, Trưởng Trạm y tế xã Thạnh Phú cho biết: Tại Trạm y tế xã, công tác khám và kiểm soát bệnh được cán bộ y tế thực hiện chặt chẽ. Đồng thời, tại trạm cũng phối hợp với các điểm trường mẩu giáo và tiểu học đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao ý thức về công tác phòng chống bệnh Tay chân miệng cho trẻ tại các điểm trường và tại gia đình; Đồng thời hướng dẫn các giáo viên cách nhận biết bệnh để kịp thời phát hiện và cách ly trẻ để điều trị, tránh trường hợp để bệnh lây lan nhanh và trở thành dịch lớn.
Cô giáo Nguyễn Tố Loan, Hiệu Trưởng trường mẩu giáo Hoa Sen, xã Phú Hưng cho biết: Nhà trường cũng rất trú trọng đến công tác theo dõi cũng như phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Theo đó, mỗi ngày sau mỗi giờ học các giáo viên sẽ thực hiện công tác vệ sinh phòng học, lao chùi bàn ghế, các vật dụng đồ dùng học tập và đồ chơi cho trẻ. Đồng thời, các cô cũng thường xuyên nhắc nhở các bậc phụ huynh tại gia đình cần giữ gin vệ sinh cho trẻ cũng như theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh Tay chân miệng là bệnh do vi rút đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ rất dễ lây cho người khác và bùng phát thành dịch. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh thường là sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và miệng. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi nếu bệnh ở độ nhẹ có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bệnh ở độ nặng sẽ có những diễn biến thanh và nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh Tay chân miệng ở độ năng để điều trị kịp thời.
Bác sĩ Trần Thị Giang, Trưởng Khoa Nhi bệnh viện đa khoa Cái Nước cho biết: Trong thời gian gần đây, số trẻ đến khám và nhập viện điều trị bệnh Tay chân miệng tại bệnh viện đa khoa Cái Nước ngày càng tăng, trung bình mỗi ngày có từ 2 đến 4 trẻ phải nhập viện để điều trị bệnh Tay chân miệng. Theo đó, bệnh viện đã tăng cường các bác sĩ khám và sàng lọc thật kỹ để phân loại những trường hợp điều trị ngoại trú và những trường hợp phải nhập viện để theo dõi điều trị. Hiện nay, bệnh Tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin tiêm phòng do đó, chủ động phòng chống là yếu tố quan trọng.
Bênh cạnh những giải pháp phòng chống của ngành y tế thì mỗi người dân cần quan tâm thay đổi hành vi thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho con em mình như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh ăn uống, không cho trẻ tiếp túc với trẻ bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đặc biệt cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất các biến chứng và tử vong do bệnh Tay chân miệng./.