Điểm nhấn của mô hình “3 biết” là cán bộ phải “biết chào, biết xin lỗi và biết cảm ơn”. Nụ cười công sở luôn là yếu tố quan trọng trong các quy định về văn minh, văn hóa công sở, có thái độ làm việc tôn trọng, phong cách làm việc dân chủ, gần gũi, nhẹ nhàng, lịch sự khi tiếp xúc, giao tiếp với người dân tại bộ phận một cửa; đồng thời xây dựng các bảng, biểu công khai quy trình, TTHC, cách thức giải quyết công việc liên quan đến người dân, thực hiện công khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CB,CC trực tiếp xử lý công việc. Cải cách TTHC là điểm đột phá trọng tâm, hiệu quả nhằm mục đích hình thành một chính quyền thân thiện gần dân.
Ông Hà Phương Đông, Phó Chủ tịch UBND xã: “Đến nay, xã đạt được những kết quả nhất định, bước đầu tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc, nhận thức, trách nhiệm của CB,CC; phong cách, thái độ phục vụ nhân dân vui vẻ, thân thiện. Về phía người dân, như có thêm sợi dây gắn kết với chính quyền, khi bước vào trụ sở UBND xã đều có chung tâm lý thoải mái, gần gũi, chứ không xa cách, hình thức. Người dân cũng tích cực hơn trong tham gia vào quá trình xây dựng chính quyền. Từ đó góp phần từng bước chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ”.
Mặt khác, trách nhiệm của người đứng đầu và CB,CC cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Năng lực, trình độ của đội ngũ CB,CC, viên chức thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được nâng lên. Việc tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông được quan tâm, trung bình mỗi ngày tiếp nhận và giải quyết từ 50 - 70 hồ sơ; số hồ sơ tồn đọng, hồ sơ quá hạn giảm. Các hiện tượng gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết các TTHC đã được khắc phục, góp phần giảm thiểu chi phí, thời gian, công sức của nhân dân trong quá trình giải quyết TTHC.
Xã Hòa Mỹ quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ vững về chuyên môn, giỏi về giao tiếp, ứng xử, nhiệt tình, tận tụy với công việc, với người dân
Ông Hà Phương Đông cho biết thêm: “Hiện tại, bộ phận một cửa của UBND xã có 8 cán bộ, 5 chức danh, đã chuẩn hóa về trình độ. Tuy nhiên, công việc nhiều, áp lực lớn, lại thường xuyên tiếp xúc, giải quyết công việc trực tiếp với người dân nên đòi hỏi cán bộ phải vững về chuyên môn, giỏi về giao tiếp, ứng xử, nhẫn nại, chịu khó và nhiệt tình, tận tụy với công việc, với người dân. Đây cũng là lý do vì sao xã lại xây dựng mô hình “3 biết”, đồng thời chú ý lựa chọn những cán bộ có năng lực, trách nhiệm và đạo đức làm việc ở bộ phận một cửa. Vì vậy, các trường hợp đến giao dịch được khảo sát đều bày tỏ sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ của bộ phận này”.
Việc xây dựng mô hình này thực chất là sự gắn kết hệ thống và làm nền tảng cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động chính quyền, cơ quan nhà nước, trong đó tập trung thực hiện công tác cải cách TTHC, quy chế dân chủ, văn hóa công sở, quy tắc ứng xử... Qua thực hiện, mô hình đã góp phần xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân, xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự là công bộc của dân, từ đó tạo sự đồng thuận trong dân, làm nền tảng động lực cho Hòa Mỹ đi lên xây dựng nông thôn mới.
Điểm nhấn của mô hình “3 biết” là cán bộ phải “biết chào, biết xin lỗi và biết cảm ơn”. Nụ cười công sở luôn là yếu tố quan trọng trong các quy định về văn minh, văn hóa công sở, có thái độ làm việc tôn trọng, phong cách làm việc dân chủ, gần gũi, nhẹ nhàng, lịch sự khi tiếp xúc, giao tiếp với người dân tại bộ phận một cửa; đồng thời xây dựng các bảng, biểu công khai quy trình, TTHC, cách thức giải quyết công việc liên quan đến người dân, thực hiện công khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CB,CC trực tiếp xử lý công việc. Cải cách TTHC là điểm đột phá trọng tâm, hiệu quả nhằm mục đích hình thành một chính quyền thân thiện gần dân.
Ông Hà Phương Đông, Phó Chủ tịch UBND xã: “Đến nay, xã đạt được những kết quả nhất định, bước đầu tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc, nhận thức, trách nhiệm của CB,CC; phong cách, thái độ phục vụ nhân dân vui vẻ, thân thiện. Về phía người dân, như có thêm sợi dây gắn kết với chính quyền, khi bước vào trụ sở UBND xã đều có chung tâm lý thoải mái, gần gũi, chứ không xa cách, hình thức. Người dân cũng tích cực hơn trong tham gia vào quá trình xây dựng chính quyền. Từ đó góp phần từng bước chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền phục vụ”.
Mặt khác, trách nhiệm của người đứng đầu và CB,CC cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Năng lực, trình độ của đội ngũ CB,CC, viên chức thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được nâng lên. Việc tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông được quan tâm, trung bình mỗi ngày tiếp nhận và giải quyết từ 50 - 70 hồ sơ; số hồ sơ tồn đọng, hồ sơ quá hạn giảm. Các hiện tượng gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết các TTHC đã được khắc phục, góp phần giảm thiểu chi phí, thời gian, công sức của nhân dân trong quá trình giải quyết TTHC.
Ông Hà Phương Đông cho biết thêm: “Hiện tại, bộ phận một cửa của UBND xã có 8 cán bộ, 5 chức danh, đã chuẩn hóa về trình độ. Tuy nhiên, công việc nhiều, áp lực lớn, lại thường xuyên tiếp xúc, giải quyết công việc trực tiếp với người dân nên đòi hỏi cán bộ phải vững về chuyên môn, giỏi về giao tiếp, ứng xử, nhẫn nại, chịu khó và nhiệt tình, tận tụy với công việc, với người dân. Đây cũng là lý do vì sao xã lại xây dựng mô hình “3 biết”, đồng thời chú ý lựa chọn những cán bộ có năng lực, trách nhiệm và đạo đức làm việc ở bộ phận một cửa. Vì vậy, các trường hợp đến giao dịch được khảo sát đều bày tỏ sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ của bộ phận này”.
Việc xây dựng mô hình này thực chất là sự gắn kết hệ thống và làm nền tảng cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động chính quyền, cơ quan nhà nước, trong đó tập trung thực hiện công tác cải cách TTHC, quy chế dân chủ, văn hóa công sở, quy tắc ứng xử... Qua thực hiện, mô hình đã góp phần xây dựng bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì dân, xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự là công bộc của dân, từ đó tạo sự đồng thuận trong dân, làm nền tảng động lực cho Hòa Mỹ đi lên xây dựng nông thôn mới./.