7. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN,CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
I. THÔNG TIN CƠ QUAN
- Tên cơ quan: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
- Địa chỉ: Khóm 2, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước (Trung tâm hành chính huyện).
- Điện thoại: 02903.883.542
- Email:
- Lãnh đạo đơn vị:
TT
|
Họ và tên
|
Chức vụ
|
Điện thoại
|
01
|
Lâm Đức Toàn
|
Trưởng phòng
|
0918.737.564
|
02
|
Huỳnh Công Luận
|
Phó Trưởng phòng
|
0913.170.813
|
03
|
Nguyễn Thanh Tuấn
|
Phó Trưởng phòng
|
|
II. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Vị trí và chức năng:
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huvện quản lý nhà nước về: Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội.
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuvên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 5, Thông tư liên tịch sổ 37/2015/TTLT- BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
3. Cơ cấu tổ chức:
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gồm: Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng; các cán bộ công chức thực hiện công tác chuvên môn, nghiệp vụ:
3.1. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là người đứng đầu Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
3.2. Các Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
3.3. Các công chức phụ trách các lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề; lao động, tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội.
4. Biên chế:
- Biên chế công chức của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và thuộc tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của huyện được cấp có thẩm quyền giao.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Nguyên tắc hoạt động:
- Trưởng Phòng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; chịu trách nhiệm báo cáo các mặt công tác của Phòng trước Ủy ban nhân dân huvện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Khi Trưởng phòng vắng mặt một phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của Phòng.
- Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là người giúp Trưởng phòng phụ trách một số mặt công tác do Trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ phân công.
- Công chức, người lao động trong cơ quan thực hiện nhiệm vụ theo đúng vị trí việc làm và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
6. Bỗ nhiệm, miễn nhiệm:
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật.
- Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
III. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
1. Mối quan hệ công tác giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Mối quan hệ giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là mối quan hệ cấp dưới và cấp trên. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về công tác chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch theo hệ thống dọc của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn của ngành tại địa phương với Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo định kỳ và yêu cầu đột xuất.
- Đề xuất, kiến nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý, thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ của ngành mang tính phức tạp hoặc mới phát sinh mà pháp luật chưa điều chỉnh trong văn bản quy phạm pháp luật.
2. Mối quan hệ công tác giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội vói Ủy ban nhân dân huyện:
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành, quản lý trực tiếp, toàn diện về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội; về tổ chức, biên chế và các mặt công tác của Ủy ban nhân dân huyện. Trong quá trình hoạt động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội giữ mối liên hệ thường xuyên với Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện về hoạt động thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội trên địa bàn huyện về Ủy ban nhân dân huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
- Chủ động nghiên cứu xây dựng các đề án, dự án, quyết định, chỉ thị về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội, trình Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện xã hội hóa công tác lao động - thương binh và xã hội ở địa phương.
3. Mối quan hệ công tác với các phòng, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện:
- Mối quan hệ công tác giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội với các ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp huyện là mối quan hệ phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ chung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp huyện nhằm mục đích thực hiện, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương do Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao.
- Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp huyện xây dựng kế hoạch để thực hiện các mặt công tác chuyên môn, nghiệp vụ về: đào tạo, dạy nghề, phái triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, giảm nghèo, chăm sóc người có công, cứu trợ xã hội, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới và phòng chống các tệ nạn xã hội.v.v... tại địa phương. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật do ngành phụ trách trên địa bàn huyện.
4. Mối quan hệ công tác giữa phòng Lao động - Thương binh và Xã hội với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
Là mối quan hệ tổ chức, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động chuvên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lao động - thương binh và xã hội; các vấn đề khác có liên quan trên địa bàn các xã, thị trấn.
5. Mối quan hệ công tác giữa phòng Lao động - Thương binh và Xã hội với Công chức lao động - thương binh xã hội các xã, thị trấn:
Mối quan hệ công tác giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội với Công chức Lao động - Thương binh và Xã hội các xã, thị trấn là quan hệ chỉ đạo, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ; Chỉ đạo thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch lĩnh vực dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội./.
(Trích Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Cái Nước)